Nhu cầu sử dụng máy in ngày càng cao, thị trường cũng vô cùng đa dạng. Chọn loại máy in nào cho phù hợp là câu hỏi khiến không ít người phải đắn đo suy nghĩ.
Các loại máy in trên thị trường hiện nay đa số do các hãng Canon, Epson, HP, Minolta, Xerox, Samsung, Wireless Linkpro, Lexmark, Aculaser sản xuất với 3 chủng loại: máy in kim, máy in phun và máy in laser.
Mỗi loại máy in, dù rẻ tiền hay cao cấp, đều có ưu khuyết điểm khác nhau. Vì vậy cần tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để chọn máy thích hợp.
1. Máy in kim: Gãy kim là “lãnh đủ”
Loại máy in kim thường có một số khuyết điểm như khi in phát ra tiếng ồn, tốc độ in chậm; chất lượng in không cao, độ nét thấp… cho nên hiện nay ít được ưa chuộng.
Máy in kim thông dụng có 2 loại gồm loại 9 kim và loại 24 kim. Trong quá trình sử dụng máy có thể bị gãy kim, nguyên nhân là do việc tái sử dụng băng mực nhiều lần (bằng cách nhuộm hoặc thay ruột băng). Nếu thay kim mới sẽ tốn từ 7 USD- 100 USD/kim, tùy loại.
Ưu điểm của loại máy in kim là in được trên giấy nhiều liên, giấy than, giấy cuộn, hóa đơn thuế,… Vì vậy máy phù hợp cho những đơn vị có nhu cầu in nhiều loại giấy khác nhau hơn là sử dụng trong gia đình. Một ưu điểm khác là máy có độ bền cao hơn các chủng loại khác. Giá mực rẻ hơn so với mực in phun và mực in laser, giá khoảng từ 100.000 đồng – 170.000 đồng/băng mực.
2. Máy in phun: Coi chừng “tiền vá quá tiền may”
Máy in phun hiện nay đang được nhiều người sử dụng do giá máy tương đối rẻ. Máy in phun loại thường giá từ 30 USD đến trên 100 USD/máy.
Loại máy này có bộ nhớ từ 8- 16 MB, độ phân giải tối đa 5.8. Tốc độ in trắng đen khoảng 12- 21 trang/phút, in màu 7- 15 trang/phút. Máy có giá từ 150 USD- 280 USD, tốc độ in 30 trang/phút (khi in đen trắng), 20 trang/phút (khi in màu).
Một số loại máy in phun có khả năng in ảnh trực tiếp từ máy ảnh kỹ thuật số, in thẻ nhớ, in trên DVD, CD và in 2 mặt tự động… Ngoài ra, máy in phun còn in được hình ảnh trên giấy ảnh với độ phân giải cao, ảnh sắc nét, màu đẹp… nhờ có bộ phận phối trộn mực.
Nhược điểm của loại máy này là không có lợi cho công việc văn phòng vốn thường cần in nhiều vì một bộ hộp mực chỉ in được khoảng 100 trang đen trắng hoặc từ 30- 50 trang màu.
Giá mực in loại này hiện nay khá cao, từ 50 USD- 60 USD/bộ. Mực máy in phun rất dễ bị khô dẫn đến không sử dụng tiếp được (nếu máy ngưng hoạt động trong thời gian vài ba tuần kể như bỏ luôn hộp mực).
Do sử dụng mực in có gốc dầu nên mực dễ bay hơi, hao mực (dù không sử dụng). Đối với máy in màu phải sử dụng từ 2 hộp- 4 hộp mực hoặc 6 hộp, tùy loại máy nên rất tốn kém…
Hiện nay nhiều hãng sản xuất đã gắn thêm chíp điện tử (trên máy hoặc trên hộp mực) để điều chỉnh tốc độ phun mực nhưng đồng thời cũng nhằm ngăn ngừa việc bơm mực vào hộp mực để tái sử dụng. Vì vậy người sử dụng loại máy này càng tốn kém do phải mua mực “zin”. Tuy nhiên với ngày nay với hệ thống mực in liên tục, (bộ mực lắp ngoài). Bạn có thể có đuợc những bản in sắc nét nhu cầu in đa dạng mà còn tiết kiệm tới 90% chi phí mực bởi dung tích tới 600ml và giá mực siêu rẻ của hệ thống mực này.
3. Máy in laser: Giá cao nhưng tiện ích
So với các loại khác, máy in laser có giá cao hơn hẳn, loại thường giá từ 120 USD- 250 USD/máy, loại cao cấp từ 350 USD- 4.000 USD/máy. Loại máy này rất phù hợp để in văn bản do tốc độ in cao, in được liên tục, văn bản in rõ nét và không bị lem màu.
Do sử dụng loại mực bột cho nên mực không bị bay hơi, hộp mực không bị khô dù không sử dụng máy trong thời gian dài.
Một hộp mực giá vài ba chục USD có thể in được 2.000- 5.000 trang, chưa kể hộp mực có thể bơm lại dễ dàng với giá chỉ khoảng từ 15 USD-20 USD, cho nên loại máy này được nhiều người sử dụng.
Với loại máy giá từ 120 USD- 150 USD bạn đã có thể in được ảnh trên giấy thường với chất lượng khá tốt. Một số loại máy còn có thêm chức năng chống kẹt giấy…
Một số khuyết điểm của máy in laser là tiêu thụ điện năng nhiều hơn các dòng sản phẩm khác cùng loại. Loại máy này không in hình ảnh được trên giấy ảnh,…
- Kỹ thuật in chuyển nhiệt pin dự phòng bằng máy ép nhiệt phẳng
- Kỹ thuật in chuyển nhiệt gạt tàn thuốc lá
- Ưu, nhược điểm của in chuyển nhiệt và in lưới
- Phương pháp tự làm giấy in chuyển nhiệt
- Dụng cụ hút mực in: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Phương pháp rửa một số đầu phun thông dụng
- Cách khắc phục đầu in phun ngừng hoạt động
- Kỹ thuật bảo dưỡng đầu phun SPT 510
- Tác dụng màu sắc trong in ấn
- Kỹ thuật cán màng nhiệt
- Kỹ thuật in Offset – in series trên vé số
- Tại sao máy in nhiệt không thể in?
- Một số thông tin cơ bản về kỹ thuật in phun
- Cách tiết kiệm mực máy in
- Cách reset mực máy in phun Brother HL 2240D/2250/2270
- Mực in chuyển nhiệt
- Bí quyết lựa chọn đơn vị in ấn giá rẻ
- Một số thông tin cơ bản về chất liên kết trong mực in Offset
- Một số công đoạn hỗ trợ trong in ấn
- Các bước in Offset