Cán màng nhiệt là một trong những công đoạn quan trọng của ngành dịch vụ in ấn nhằm làm tăng độ dày, độ bền màu và khả năng đứng thẳng, chống thấm nước của sản phẩm; gia tăng độ sáng và độ bóng cho sản phẩm; tránh bụi bẩn (có thể lau sạch bằng khăn ướt, vì có lớp nilon bên ngoài).
Dựa trên độ phản quang bề mặt sản phẩm, người ta chia ra hai hình thức cáng màng: cán bóng và cán mờ.
Cán bóng được áp dụng để thu hút sự chú ý và tăng cảm giác sạch đối với sản phẩm.
Cán mờ: Tờ in sau khi được cáng màng cho ta một cảm giác mờ và chìm tạo cảm giác sang trọng, sờ lên bề mặt tờ in sẽ cảm thấy rất trơn láng nhằm tạo nên sự sang trọng và huyền bí đối với các sản phẩm.
Để thực hiện cán màng nhiệt, bạn dùng một thiết bị gọi là máy cán màng, sử dụng nguyên liệu là cuộn màng. Cuộn màng được xả ra và tráng 1 lớp keo, giấy đưa vào từng tờ qua hệ thống trục lăn ép màng lên trên bề mặt giấy. Một trục khác sẽ cuộn và thu hồi giấy lại thành một cuộn tròn, sau đó đợi lớp keo khô sẽ xả ra lại thành từng tờ bằng tay.
Tùy theo yêu cầu của mỗi loại sản phẩm để có những phương pháp cán màng khác nhau cho phù hợp.
- Kỹ thuật in chuyển nhiệt pin dự phòng bằng máy ép nhiệt phẳng
- Kỹ thuật in chuyển nhiệt gạt tàn thuốc lá
- Ưu, nhược điểm của in chuyển nhiệt và in lưới
- Phương pháp tự làm giấy in chuyển nhiệt
- Dụng cụ hút mực in: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Phương pháp rửa một số đầu phun thông dụng
- Cách khắc phục đầu in phun ngừng hoạt động
- Tác dụng màu sắc trong in ấn
- Kỹ thuật in Offset – in series trên vé số
- Tại sao máy in nhiệt không thể in?
- Một số lưu ý khi lựa chọn máy in
- Một số thông tin cơ bản về kỹ thuật in phun
- Cách tiết kiệm mực máy in
- Cách reset mực máy in phun Brother HL 2240D/2250/2270
- Mực in chuyển nhiệt
- Bí quyết lựa chọn đơn vị in ấn giá rẻ
- Một số thông tin cơ bản về chất liên kết trong mực in Offset
- Một số công đoạn hỗ trợ trong in ấn
- Các bước in Offset
- Các luật về sử dụng Font chữ trong in ấn